Bạn muốn làm trong ngành Công nghệ thông tin nhưng đang băn khoăn không biết nên chọn vị trí nào cho phù hợp. Vậy NCT College sẽ chia sẻ những kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu thêm về khái niệm cũng như những vị trí công việc mà học xong ngành CNTT bạn có thể làm. Hãy cùng NCT College tham khảo bài viết dưới đây.
1. Công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin còn được gọi tắt là IT (Information Technology) được ứng dụng để tổ chức dữ liệu và giải quyết các vấn đề như hoạt động, hiệu quả, các chức năng công nghệ phần mềm và phần cứng máy tính. Nhân viên ngành CNTT phải quản lý và khắc phục sự cố phần cứng, phần mềm, mạng cũng như các ứng dụng và quy trình máy tính từ cơ bản đến nâng cao cho công ty.
Trong doanh nghiệp, nhân viên IT đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý, lưu trữ và xử lý thông tin. Ngành này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, hỗ trợ vận hành từ quá trình kinh doanh cho đến kết nối khách hàng.
2. Những công việc hot ngành Công nghệ thông tin hiện nay
Công nghệ thông tin là lĩnh vực lớn đang ngày càng phát triển, đặc biệt trong thời đại kỷ nguyên số hiện nay. Nhân viên IT với kiến thức, chuyên môn và kỹ năng trong ngành có thể đảm nhận một số các vị trí sau:
2.1. Kỹ sư phần mềm
Kỹ sư phần mềm có nhiệm vụ tạo ra phần mềm bằng cách sử dụng các kỹ năng phân tích toán học, khoa học máy tính và các nguyên tắc kỹ thuật. Ngoài ra, kiến thức về ngôn ngữ và thuật toán lập trình hay viết mã code cũng giúp phần mềm của họ được hoàn thiện.
Vị trí này phát triển phần mềm cho hệ điều hành, trò chơi máy tính, phần mềm trung gian. Bên cạnh đó, họ cũng ứng dụng phần mềm vào kinh doanh, hệ thống điều khiển mạng. Kỹ sư phần mềm được thông báo về các công nghệ thay đổi liên quan đến nghề nghiệp, thiết kế, thử nghiệm. Đồng thời, họ phải nghiên cứu, phát triển phần mềm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2.2. Quản trị mạng
Nhân viên ngành này quản lý các hoạt động hàng ngày của mạng máy tính. Họ tiến hành nâng cấp khi công nghệ thay đổi để giữ cho mạng của công ty luôn hoạt động an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, nhân viên CNTT cũng cài đặt tất cả phần cứng và phần mềm mạng. Bên cạnh đó, quản trị mạng còn đào tạo về cách sử dụng, giám sát kỹ thuật và bảo trì cũng như khắc phục các sự cố khi xảy ra.
2.3. Nhà phát triển web
Xây dựng, duy trì và sửa đổi các trang web là những công việc chính của vị trí này. Tùy thuộc và nhu cầu của khách hàng cũng như các sản phẩm, dịch vụ mà trang web sẽ được thiết kế theo một cách riêng. Có 2 loại phát triển web.
- Thứ nhất: Nhà phát triển front-end thực hiện thêm bố cục, phong cách và chức năng người dùng dễ sử dụng vào trang web.
- Thứ hai: Nhà phát triển back-end thực hiện tạo mã để giúp người dùng truy cập gián tiếp vào các ứng dụng ở phía máy chủ.
2.4. Lập trình viên máy tính
Các lập trình viên máy tính tạo ra các mã, hướng dẫn mà để máy tính “chạy” theo lệnh mà người dùng điều khiển. Sau khi phần mềm hoặc ứng dụng hoàn thiện, cần kiểm tra chương trình, đảm bảo hoạt động bình thường hoặc có thể viết lại nếu cần. Các lập trình viên có nhiệm vụ xem xét các chương trình để kịp xử lý vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, cũng phải đánh giá và sửa bất kỳ sự gián đoạn hoặc lỗi nào đối với mã.
2.5. Chuyên viên phân tích bảo mật thông tin
Ở vị trí này, chuyên viên thực hiện bảo vệ mạng máy tính, hệ thống khỏi các vi phạm bảo mật. Hiểu đơn giản, nhân viên ngành này giúp ngăn những kẻ tấn công khỏi hệ thống của công ty để bảo mật thông tin. Bên cạnh đó, còn giám sát mạng, phần mềm bảo vệ dữ liệu khác. Đồng thời, mô phỏng các cuộc tấn công qua internet để tìm ra các vấn đề tiềm ẩn, phân tích xác định các vấn đề đó và đưa ra biện pháp xử lý.
2.6. Kiến trúc dữ liệu
Nhân viên kiến trúc dữ liệu sử dụng nhiều nguồn dữ liệu trên các hệ thống khác nhau để đảm bảo phần mềm máy tính sử dụng hiệu quả, ít hoặc không có lỗi. Vị trí này còn xây dựng các cấu trúc để cho phép nguồn dữ liệu mới phát triển và thay đổi. Ngoài ra, vị trí trí này cần chú ý tới tính bảo mật, tính toàn vẹn của hệ thống.
2.7. Chuyên viên phân tích hệ thống kinh doanh
Ngành này giúp mọi doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiệu quả, đem đến giải pháp cho các vấn đề về hiệu suất thông qua phương tiện công nghệ. Về cơ bản, các chuyên viên sẽ quản lý và sử dụng hệ thống máy tính của công ty để phát triển các quy trình, phương pháp kinh doanh hiệu quả hơn. Ngoài ra, người làm ở vị trí này cần theo dõi quy trình và sản lượng công việc cũng như đưa ra các khuyến nghị để cải thiện hiệu suất và kết quả.
Kết luận
Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin hữu ích về ngành công nghệ thông tin. Hy vọng các bạn sẽ lựa chọn được công việc yêu thích và phù hợp. Các bạn có thể tham khảo ngành công nghệ thông tin của Trường NCT College để đăng ký học nhé!